Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

[JavaFX 8] Phần 1 : Giới thiệu JavaFX

Phần 1 : Giới thiệu JavaFX
Rich Internet Application (RIA) là 1 ứng dụng web mà có nhiều đặc tính của 1 phần mềm ứng dụng desktop, và các đặc tính dễ sau  : cài đặt, bảo trì, triển khai, bảo mật, dễ dàng thực hiện các giao thức mạng,…Với các đặc tính ưu việt như thế, RIA dễ dàng trở thành sự  lựa chọn hoàn hảo thay thế cho các phần mềm ứng dụng desktop. Adobe Flash, JavaFX và Microsoft Silverlight là 3 nền tảng hiện tại phổ biến nhất để phát triển phần mềm RIA.  Trung thành với Sun, chúng tôi chọn JavaFX.
Theo sự miêu tả của Sun, JavaFX là 1 nền tảng phần mềm để tạo và triển khai các ứng dụng RIA mà có thể chạy trên hàng loạt các thiết bị kết nối. Phiên bản hiện tại JavaFX là 8, cho phép xây dựng các ứng dụng dành cho desktop, trình duyệt và cả mobile phone. RIA dành cho mobile phone được gọi là Rich Mobile Application.
I. Chương trình “Hello World” :
Chúng ta sử dụng NetBean để tạo chương trình JavaFX demo đầu tiên “Hello World” , trước khi tìm hiểu code về JavaFX.
Khởi động NetBean, click vào menu File chọn “new Project”, cửa sổ “New Project” xuất hiện, trên cửa sổ này chọn JavaFX ở tab Categories và JavaFX Application ở tab Projects.
p1_netbeanproject.png
  Bấm Next, đặt tên và đường dẫn lưu project. Chọn “create application class”, sau cùng bấm Finish. Project của chúng tôi được đặt tên là exampleJAVFX, thì netbean tự động đặt tên package là examplejavafx và class đầu tiên là ExampleJAJAFX.java.
Chúng ta hãy tìm hiểu sơ về class ExampleJAVAFX.java

Đây là những thứ quan trọng để chúng ta hiểu cấu trúc cơ bản của một ứng dụng JavaFX:
- Class chính của JavaFX phải kế thừa class javafx.application.Application. Và phương thức start() là điểm bắt đầu chính cho tất cả các ứng dụng JavaFX.
- Phương thức start() chứa 2 phần chính là 1 Stage và 1 Scene. Stage class là top-level của JavaFX.  Scene class chứa dựng tất cả các thành phần giao diện người dùng (buton, label, radiio button,…).  Stage class chứa Scene class.
p1_stageapplication.png
Trong ví dụ của chúng ta stage là primaryStage và Scene là scene
- Scene phải được bố trí theo 1 dạng layout (chúng ta sẽ tìm hiểu layout trong phần sau) nào đó được gọi là root-layout và các thành phần giao diện người dùng được thêm trực tiếp vào layout. Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng loại layout là StackPane và layout này đã thêm vào 1 button.
- Cũng tương tự, như các ứng dụng Java khác, JavaFX cũng phải có phương thức main() để có thể chạy ứng dụng.
- Phương thức launch() được sử dụng để khởi tạo 1 ứng dụng JavaFX. Phương thức này chỉ được gọi ở hàm main và không  được gọi nhiều hơn 1 lần. Tham số kiểu String là do người dùng nhập vào khi thực thi 1 ứng dụng JavaFX (chúng ta sẽ tìm hiểu về phần này sau).     
- Do hàm main() nằm trong class kế thừa Application nên bạn có thể viết code như trên, và bạn có thể thay đổi như sau cho dễ hiểu hơn :
II. Chạy chương trình :
Cũng như chạy chương trình các ứng dụng Java khác trong netbean, bạn click phải vào tên projec và chọn “run”.
p1_runfile.png
III. Tài liệu tham khảo :
Đây là tài liệu tự học JavaFX của SUN : http://docs.oracle.com/javase/8/javase-books.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét